Điểm danh những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết 3 miền

Xã hội ngày nay phát triển mạnh mẽ, chúng ta có thể sáng tạo và chế biến món ăn theo nhiều cách khác nhau mà không bị ràng buộc bởi chuẩn mực truyền thống. Dù vậy, ta vẫn không thể quên đi giá trị ẩm thực truyền thống và bản sắc dân tộc, đặc biệt là trong dịp Tết.

Hãy cùng Sesofoods - Ứng dụng đặt thực phẩm Việt hàng đầu tại Nhật khám phá mâm cỗ ngày Tết tại 3 miền Bắc, Trung và Nam để hiểu rõ hơn về nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của Việt Nam! 

Sự khác biệt giữa mâm cỗ ngày tết truyền thống xưa và nay

Theo truyền thống, trong dịp Tết Nguyên đán, mâm cỗ là một phần không thể thiếu với những món ăn đặc trưng khác biệt so với bữa cơm hàng ngày. Đây không chỉ đơn thuần là bữa cơm để cúng ông bà tổ tiên trong dịp đầu năm mới mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc Việt Nam.

Ngày xưa các cụ có câu “mâm cao, cỗ đầy”, ý nói cách biện cỗ sao cho thể hiện được sự trang trọng. 

Trong các gia đình khá giả, mâm cỗ Tết thường đầy đủ 8 bát, 8 đĩa, mang ý nghĩa của sự phát tài, phát lộc:

  • 8 đĩa gồm xôi gấc, gà luộc, nem rán, hạnh nhân xào, thịt quay, nộm, giò lụa hoặc giò xào, và chả quế.

  • 8 bát là những món ăn cao cấp thuộc hàng “Bát trân,” như vây cá, bào ngư, hải sâm, long tu, bóng cá thủ, bóng cá dưa, chim hầm, và yến sào.

Với các gia đình trung lưu, cỗ Tết thường có 6 bát - 6 đĩa hoặc 6 bát - 8 đĩa, vẫn đủ đầy nhưng giản dị hơn. Những nhà bình dân thường bày 8 đĩa và 3 bát (canh măng, miến, và mọc), hoặc đơn giản là 6-8 đĩa cùng một bát canh măng, tạo nên không khí đầm ấm cho ngày đầu năm.

Ngày nay, mâm cỗ ngày Tết đã thoải mái hơn trước, có nhiều thay đổi cả về số lượng lẫn chất lượng. Tuy vậy, vẫn không thể thiếu các món chủ đạo như: 

  • Bánh chưng/bánh tét

  • Dưa món

  • Thịt gà luộc

  • Xôi gấc

  • Nộm/gỏi

  • Nem/chả

Chi tiết những món ăn trong mâm cỗ ngày tết 3 miền hãy cùng Sesofood tìm hiểu ngay bên dưới!

Mâm cỗ ngày Tết 3 miền có những món ăn gì?

Ẩm thực trong mâm cỗ ngày Tết thường mang đậm bản sắc vùng miền. Mâm cỗ Tết ở ba miền Bắc-Trung-Nam đều mang những nét đặc trưng riêng, phản ánh sự ảnh hưởng của khí hậu và phong tục từng vùng, tạo nên sự đa dạng và phong phú trong nền văn hóa ẩm thực của Việt Nam. 

Dù khác biệt, nhưng đều giữ gìn và duy trì các món ăn truyền thống, mang đậm nét văn hóa và lòng kính trọng tổ tiên, đồng thời còn mang ý nghĩa thay lời chúc cho một năm mới an khang, thịnh vượng.

Cùng Sesofoods tìm hiểu sự khác biệt về ẩm thực của 3 miền trong dịp Tết đến Xuân về ngay bên dưới!

Mâm cỗ ngày tết miền Bắc

Mâm cỗ ngày Tết miền Bắc được biết đến và gây ấn tượng bởi sự bài bản, giữ gìn nét đẹp cổ truyền theo đúng phong tục của dân tộc. Ngày nay, mâm cỗ miền Bắc vẫn mang nét tinh tế, cầu kỳ, với từng món ăn được chế biến và trình bày khéo léo, đảm bảo sự hài hòa cả về hình thức lẫn chất lượng.

Cỗ Tết miền Bắc ngày nay được tối giản hơn, thường chỉ còn gồm 4 bát và 4 đĩa, đại diện cho tứ trụ, bốn mùa, và bốn phương. 

  • Các món trong 4 bát: Canh măng khô, canh bóng thả, canh mọc, miến gà.

  • Các món trong 4 đĩa: Gà luộc, bánh chưng, giò lụa hoặc giò thủ, xôi gấc.

Dù có chọn hình thức nào đi chăng nữa thì hầu như bạn sẽ thấy mâm cỗ ngày Tết ở các gia đình miền Bắc sẽ gồm các món ăn quen thuộc như sau: 

Bánh chưng: Chiếc bánh vuông vức, gói bằng lá dong xanh, nhân đỗ xanh bùi bùi và thịt heo thơm ngậy. Khi cắt ra, lớp nếp mềm dẻo bao bọc lấy nhân vàng, hấp dẫn từ hình thức đến hương vị. Món ăn tượng trưng cho đất, thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và trời đất.

Nếu bạn đang ở Nhật, đừng quên tải app Sesofood và order ngay để thưởng thức bánh chưng và hòa mình vào không khí Tết.

Canh bóng thả: Nước canh trong veo, ngọt thanh, nổi bật với lớp bóng bì giòn giòn và rau củ cắt tỉa đẹp mắt. Tượng trưng cho sự sung túc, thịnh vượng và đủ đầy và là 1 trong “4 bát” của mâm cỗ ngày Tết miền Bắc.

Gà luộc: Thịt gà vàng óng, mọng nước, điểm thêm lá chanh thái chỉ, làm nổi bật mâm cỗ Tết. Tượng trưng cho sự khởi đầu năm mới và mong ước mưa thuận gió hòa.

Mua thịt gà chế biến món gà luộc tại đây.

Giò, chả: biểu trưng cho sự đủ đầy và trọn vẹn. Giò lụa mềm mịn, giò thủ giòn sần sật, mang ý nghĩa chúc gia đình đoàn viên, sung túc trong năm mới.

Xôi gấc: tượng trưng cho sự may mắn, phúc lành, sắc xuân tươi mới, hạnh phúc viên mãn. Màu đỏ của gấc là màu tự nhiên của đất trời, mang đến sự hài hòa, chan hòa trong cuộc sống.

Ngoài ra, món tráng miệng trong bữa cơm miền Bắc thường có chè kho từ đậu xanh ngọt thanh, mứt sen mềm mịn, bánh chè lam dẻo thơm từ nếp và mật mía. Những món này vừa đơn giản, vừa đậm đà hương vị truyền thống, làm trọn vẹn ngày xuân.

Mâm cỗ ngày Tết miền Trung

Trung Bộ với thời tiết khắc nghiệt và khí hậu đặc trưng, đã tạo nên nét văn hóa ẩm thực riêng biệt gắn liền với tính cách tiết kiệm và sẻ chia của người dân. Điều này thể hiện qua cách các món ăn được chia nhỏ, bày trên mâm tròn. 

Món ăn ngày Tết ở miền Trung tuy giản dị nhưng luôn thể hiện sự tinh tế trong cách bài trí và chuẩn bị. Ngoại trừ thành phố Huế với ảnh hưởng rõ nét từ ẩm thực cung đình và một số tỉnh Bắc Trung Bộ thừa hưởng tinh hoa văn hóa Bắc Bộ, mâm Tết tại nơi đây vẫn giữ trọn nét đặc trưng và sự độc đáo riêng của vùng đất này. 

Những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết miền Trung gồm:

Bánh tét: Bánh tét có hình dáng trụ dài, gói trong lá chuối xanh tươi, với lớp nếp dẻo thơm, bên trong là nhân đậu xanh và thịt heo béo ngậy. Bánh tét truyền thống được bọc nhiều lớp bên ngoài tượng trưng cho mẹ bọc lấy con, mang mong muốn sum vầy của người Việt vào ngày Tết. 

Với những ai xa quê, bánh tét này không chỉ là sự gợi nhớ, mà còn là cách để kết nối những người đồng hương tại nơi xa xứ bằng mâm cỗ Tết Việt. Cùng Sesofood gợi nhớ hương vị bánh Tét quê nhà tại Nhật ngày Tết nha!

Nem chua: Nem chua với vỏ bọc lá chuối xanh mướt, bên trong là thịt heo được lên men tự nhiên, mang vị chua nhẹ hòa quyện với gia vị cay cay. Những chiếc nem nhỏ nhắn, vuông vức được bọc kín trong lá chuối xanh tươi còn mang lại ý nghĩa vun đắp hạnh phúc, no đủ và trọn vẹn cho gia đình.

Dưa món: Dưa món là món ăn làm từ rau củ (cà rốt, củ cải trắng, củ kiệu...) phơi khô và ngâm trong nước mắm pha đường, giấm. Món đơn giản nhưng không kém phần quan trọng bởi giúp cân bằng vị giác, giảm ngấy khi ăn kèm thịt kho, bánh chưng hay bánh tét.

Thịt heo ngâm mắm: Thịt heo ngâm mắm với lớp thịt tươi ngon ngấm đều gia vị mắm ngọt, tạo nên màu sắc bắt mắt và hương vị ngọt thanh, kết hợp với chút tiêu cay.

Bò kho mật mía: đây là món Tết đặc trưng miền Trung, với vị ngọt đậm đà từ mật mía, cay nồng của ớt, gừng, quế, hòa quyện cùng độ giòn ngọt tự nhiên của bắp bò. Hương vị hài hòa và quen thuộc khiến ai thưởng thức cũng nhớ về Tết quê nhà.

Giò bò (chả bò): Với hương vị dai mềm, thơm đậm mùi thịt bò hòa quyện cùng mỡ heo béo ngậy và tiêu cay nồng. Giò bò mang ý nghĩa cầu chúc phúc lộc dồi dào và tưởng nhớ tổ tiên. 

Bánh thuẫn: Là món ăn truyền thống, thường xuất hiện trong mâm cỗ ngày Tết ở miền Trung. Bánh thuẫn làm từ bột bình tinh, trứng gà, đường, và vani, bánh có hương thơm dịu nhẹ, vị mềm xốp tan ngay trong miệng. Khi chín, bánh bung nở vàng óng như bông hoa, mang ý nghĩa rạng rỡ, đủ đầy cho năm mới, gợi nhớ hương vị quê nhà và tình yêu gia đình.

Mâm cỗ Tết dù giản dị nhưng vẫn đầy đủ sự tinh tế và tôn trọng giá trị truyền thống, không hề kém cạnh bất kỳ vùng miền nào. Mỗi món ăn được bày biện một cách hài hoà, thể hiện lòng kính trọng và mong muốn sẻ chia trong ngày Tết.

Mâm cỗ ngày Tết miền Nam 

Mâm cỗ Tết miền Nam không bị gò bó theo quy tắc nghi thức hay yêu cầu quá phức tạp, chỉ cần đủ đầy là đủ. Với sự đa dạng của sản vật miền Nam, món ăn ngày Tết ở đây thường có sự phong phú về nguyên liệu và món ăn, được chế biến cầu kỳ, phản ánh sự tinh tế trong ẩm thực của vùng đất này.

Những món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết ở miền Nam:

Bánh tét: Không chỉ miền Trung, bánh tét còn là món bánh truyền thống của người miền Nam, là biểu tượng của sự đoàn viên và may mắn.

Thịt kho trứng (hay thịt kho tàu): là món ăn gần như không thể thiếu trong bất kỳ mâm cỗ nào của gia đình miền Nam. Miếng thịt ba chỉ mềm tan, ngấm vị ngọt thanh của nước dừa, hòa quyện với trứng luộc bùi bùi. 

Canh khổ qua nhồi thịt: Món canh quen thuộc mang ý nghĩa đặc biệt: mong mọi điều “khổ” qua đi và đón năm mới an lành. Từng trái khổ qua xanh mướt, nhồi thịt heo băm được nêm nếm sẵn gia vị mềm ngọt, tạo nên hương vị thanh mát, nhẹ nhàng.

Tôm khô củ kiệu: là sự kết hợp giữa vị đậm đà của tôm khô và vị chua giòn của củ kiệu giúp bữa ăn đỡ ngấy hơn. Món này tượng trưng cho sự sung túc, cầu mong tài lộc cho năm mới.

Dưa giá: giúp cân bằng vị giác khi ăn các món béo như thịt kho, bánh tét. Với vị chua nhẹ, giòn giòn của giá và hẹ, dưa giá còn mang ý nghĩa thanh khiết, cầu mong sức khỏe và sự thanh bình.

Gỏi cuốn/bì cuốn: Món ăn tưởng chừng đơn giản nhưng đòi hỏi sự khéo léo, bởi nếu cuốn không chắc tay, phần nhân sẽ dễ bung ra khi cắt hoặc bày biện. Lớp bánh tráng mỏng bọc lấy thịt, bún, rau sống tươi ngon, chấm cùng nước mắm chua ngọt đậm đà. 

Lạp xưởng: Lạp xưởng với vị ngọt đậm, thơm béo của thịt heo và mỡ, thường được chiên vàng óng hoặc hấp, ăn kèm với củ kiệu chua ngọt. Món ăn tượng trưng cho sự giàu có và phát đạt trong năm mới, luôn là lựa chọn yêu thích trong mâm cơm Tết.

Tham khảo: Lạp xưởng Khô - Món ăn Tết xa nhà 2025 tại Sesofood 

Gà luộc: Món ăn quen thuộc trong mâm cỗ ngày Tết 3 miền. Gà trống tượng trưng cho sự khởi đầu may mắn, sức khỏe và thịnh vượng. Khi ăn, gà được chặt miếng vừa, chấm muối tiêu chanh, vừa đơn giản vừa đậm đà.

Chả lụa: Được làm từ thịt heo xay nhuyễn gói lá chuối, chả lụa có vị thơm ngon, mềm dai, phù hợp ăn kèm bánh mì, bánh tét hay cơm Tết.

Tham khảo các sản phẩm chả lụa đang được bán tại Sesofoods tại đây.

Và các món mứt như: mứt dừa, mứt me, mứt chùm ruột,...Đây không chỉ là món ăn vặt mà còn là quà biếu Tết phổ biến. Các gia đình thường tự làm những món mứt này để tặng nhau, thể hiện tình cảm và sự kính trọng trong dịp đầu năm.

Bạn có thể tham khảo cách làm cách làm mứt Tết ngon và dễ làm với nguyên liệu dễ tìm tại Nhật cùng Sesofoods để gợi nhớ hương vị quê nhà.

Dù có sự khác biệt về vùng miền, nhưng một điểm đặc biệt trong mâm cỗ ngày Tết mà bạn sẽ dễ dàng bắt gặp ở bất kỳ miền nào là sự phối hợp hài hòa giữa các gam màu như vàng, đỏ, xanh, và trắng trên mâm cỗ, tượng trưng cho sự may mắn và đủ đầy.

Các món ăn, dù được chế biến theo cách xào, luộc hay hấp, đều phải được bày biện đầy ắp trên đĩa và bát, thể hiện lòng thành kính cho ước mong một năm mới thịnh vượng, sung túc.

Sesofoods - Ứng dụng đặt thực phẩm Việt hàng đầu tại Nhật

Đi chợ Việt chuẩn 5 sao cùng Sesofoods

  • Hậu mãi tận tâm, đổi trả 100%*

  • Ship nhanh trong 24h*

  • Freeship đơn từ 5sen, mua sắm thả ga*

Thông tin đặt hàng

  • Đặt hàng tiện lợi hơn trên Amazon: https://amzn.to/3NgEVPX 

  • Đặt hàng online - Nhận ngàn ưu đãi: https://onelink.to/sesofoods 

  • Mua trực tiếp tại cửa hàng: Sesofoods Store 川口店 Saitama-ken, Kawaguchi-shi, Asahi 6-12-8

  • Tel: 048-234-7000

  • Email: info@se-so.jp

  • Website: https://sesofoods.com

Bài viết trên đã giới thiệu những món ăn đặc trưng trong mâm cỗ ngày Tết ba miền, giúp bạn hiểu hơn về nét văn hóa ẩm thực của Việt Nam. Để dễ dàng đặt mua thực phẩm Tết truyền thống ngay tại Nhật, đừng quên tải app Sesofoods và tận hưởng sự tiện lợi, chất lượng cho mâm cỗ ngày Tết thêm trọn vẹn!