Lá dứa và những công dụng chữa bệnh không thể bỏ qua

Lá dứa hay còn được gọi là lá nếp thơm là một loại nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong các món ăn Việt Nam với công dụng chính là tạo màu sắc và mùi thơm đặc trưng cho món ăn. Bên cạnh đó, loại lá này cũng là một trong thần dược trong y học cổ truyền được sử dụng để điều trị một số bệnh. Cùng Sesofoods tìm hiểu về công dụng của lá dứa qua bài viết dưới đây.

Giới thiệu về lá dứa

Tên thường gọi: Lá dứa.

Tên khác: Lá nếp, lá cơm nếp, lá thơm, lá dứa thơm.

Tên khoa học: Pandanus amaryllifolia Roxb.

Lá dứa trong tiếng Nhật: Bạn có thể gọi là パンダンリーフ (Pan dan rīfu) hoặc ニオイタコノキ ( Nioi takonoki) thì người Nhật cũng có thể hiểu đây là lá dứa.

Cấu tạo của cây lá dứa

Lá dứa thường mọc ở các vùng nhiệt đới, nóng và ẩm. Ở khu vực Đông Nam Á, loài cây này thường thấy và được sử dụng ở các nước Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Indonesia,... 

Thường mọc thành bụi, chiều cao có thể lên đến 1m, đường kính thân 1-3cm và phân nhánh. Lá nhọn hình ngọn giáo, nhẵn, dài 40-50cm, rộng 3-4cm, không có gai ở mép. Mặt sau có màu nhạt, tâm lá tụ thành gân dọc giữa thân. Có mùi thơm đặc trưng như gạo nếp nương, mùi sẽ thơm hơn khi lá được sấy khô.

Lá dứa còn được biết đến với tên lá nếp

Lá dứa được sử dụng phổ biến trong việc tạo màu sắc và làm dậy mùi vị cho các món ăn. Ngoài ra, lá dứa còn có thể phơi khô để có thể bảo quản lâu hơn.

Thành phần của cây lá dứa

Lá dứa có mùi thơm riêng biệt không thể lẫn với các loại cây khác, mùi thơm này được tạo nên bởi các enzym oxy hoá không ổn định tạo ra.

Bên cạnh đó, lá dứa còn có các thành phần khác như:

  • Nước chiếm 90% của cây;
  • Glycosides;
  • Chất xơ;
  • 2 axetyl-1-pyrrolin;
  • Alkaloid, Tanin…

Tác dụng và công dụng của lá dứa

Với thành phần hoá học tưởng chừng như đơn giản nhưng lá dứa có rất nhiều công dụng trong việc chữa trị các bệnh từ cổ chí kim. Hãy cùng tìm hiểu tác dụng của lá dứa đối với cơ thể của chúng ta. 

Chế biến món ăn

Từ xưa đến nay, lá dứa là nguyên liệu không thể thiếu trong các món ăn Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại. Dù cho cách sử dụng có thay đổi đôi chút để phù hợp với thời đại, nhưng công dụng tạo màu sắc sặc sỡ và hương thơm cho món ăn vẫn không hề thay đổi theo thời gian.

Không chỉ có ở Việt Nam, các quốc gia châu Á cũng sử dụng lá dứa để giúp món ăn có màu sắc hấp dẫn cùng với mùi thơm đặc trưng, thậm chí có những món ăn nếu thiếu lá dứa thì không thể tạo nên món ấy.

Lá dứa là nguyên liệu tạo nên món ăn ngon miệng

Các món ăn thường thấy được sử dụng lá dứa để tạo mùi thơm như chè, xôi, các loại bánh, kem, nước sâm, trà... Để tạo màu sắc cho món ăn, lá dứa được xay nhuyễn hoặc giã nát để vắt lấy nước và pha chung với các nguyên liệu khác như món thạch, mứt, cháo,...

Tham khảo sản phẩm: Hương lá dứa

Tác dụng của lá dứa đối với sức khỏe

Dù được sử dụng rộng rãi nhưng ít người biết được lá dứa mang nhiều lợi ích đến với sức khoẻ của người sử dụng hơn bạn nghĩ, một số công dụng có thể kể đến như:

  • Hỗ trợ hệ thần kinh
  • Chống oxy hoá và ung thư
  • Giảm căng thẳng, mệt mỏi
  • Kháng khuẩn
  • Hạ đường huyết 

Lá dứa và lá nếp có giống nhau không?

Cây lá dứa được biết đến với nhiều tên gọi đa dạng và tuỳ thuộc vào các vùng miền khác nhau sẽ có những tên gọi khác nhau, vì vậy nhiều người thường hiểu lầm rằng lá dứa và lá nếp là hai loại cây khác nhau.

Trên thực tế, là dứa và lá nếp đều chỉ một loại cây, vì có sự khác nhau trong việc gọi tên chúng theo vùng miền nên mới có sự khác biệt về tên gọi như vậy.

Tham khảo sản phẩm có thành phần lá dứa: Bánh Pía nhân Đậu-Sầu riêng hương lá dứa Kim Sa

Bài thuốc hiệu quả từ lá dứa

Thanh nhiệt, lợi tiểu

Sử dụng cho người đang bị nóng trong người, mụn nhọt, tiểu ít giúp thanh lọc cơ thể, thải các độc tố tích tụ lâu ngày trong cơ thể.

Giúp trị gàu và phục hồi tóc

Để trị gàu, bạn có thể sử dụng lá dứa nhẹ nhàng xoa bóp da đầu trong khoảng 15 phút. Sau đó gội lại với nước sạch.

Để phục hồi tóc, hãy đun sôi khoảng 75 gram lá dứa đến lúc nước có màu xanh đậm, để qua đêm. Cho nước lá dứa đã đun trộn đều với nước ép của 3 quả nhàu. Sử dụng hỗn hợp này để gội đầu khoảng 3 lần mỗi tuần để giúp tóc đen và mượt mà.

Giảm căng thẳng, hỗ trợ giấc ngủ

Rửa sạch 3 lá dứa tươi, cắt miếng nhỏ khoảng 2cm, nấu cùng với 1 lít nước uống dần khi nước còn ấm. Hãy uống trong khoảng 15-20 ngày, bạn sẽ thấy được hiệu quả cải thiện rõ rệt.

Công dụng của lá dứa đối với sức khoẻ

Giải cảm, giảm sốt, hỗ trợ điều trị phong hàn

Đun 10 lá dứa tươi đã rửa sạch cùng với khoảng 2 lít nước, khi nước đang còn nóng và bốc hơi, đổ nước ra chậu và trùm kín bằng chăn để xông hơi toàn thân trong khoảng 20 phút, mỗi ngày 1 lần trong vòng 1 tuần.

Lưu ý bạn không nên tắm lại ngay sau khi xông hơi vì sẽ gây sốc nhiệt với cơ thể và có thể khiến bạn bị đột quỵ, hãy nghỉ ngơi đến khi nhiệt độ cơ thể ổn định và cơ thể khô ráo hãy đi tắm lại nhé. 

Điều trị nhức răng, viêm nướu 

Cắt 1 lá dứa tươi thành từng đoạn nhỏ, ngâm cùng nước muối pha loãng. Bạn có thể nhai trực tiếp lá dứa đã ngâm hoặc ngậm nước đã chiết từ lá để giảm tình trạng viêm nướu.

Tham khảo sản phẩm có thành phần lá dứa: Bánh tráng sữa lá dứa

Lưu ý khi sử dụng lá dứa

Những người có vấn đề về sức khoẻ như tăng huyết áp, suy thận, lao phổi nên xin lời khuyên từ bác sĩ trước khi sử dụng lá dứa.

Dùng lá dứa trong thời gian dài sẽ gây hạ đường huyết, vì thế nếu bạn đang gặp phải những bệnh đường huyết thì hết sức cẩn thận về liều lượng sử dụng lá dứa trong ngày. Tốt hơn hết bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có được liều lượng sử dụng hợp lý cho cơ thế.

Những điều cần chú ý khi sử dụng lá dứa

Những bài thuốc được gợi ý bên trên chỉ mang tính chất tham khảo và hỗ trợ điều trị, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Vì thế, bệnh nhân cần có bác sĩ theo dõi và liệu trình điều trị kết hợp với việc sử dụng lá dứa.

Cách bảo quản lá dứa (lá nếp)

Lá dứa sau khi mua về sơ chế bằng cách rửa sạch các bụi bẩn, đất cát bên ngoài bằng nước. Sau đó để ráo và để ở nơi mát mẻ, thoáng mát để có thể sử dụng được trong thời gian dài mà không bị dập lá.

Tránh để ở nơi có nhiều côn trùng như ruồi, muỗi vây xung quanh sẽ làm ảnh hưởng đến lá dứa.

Nếu bạn sử dụng lá dứa với mục đích pha trà hoặc làm thuốc, bạn có thể cắt lá dứa tươi thành đoạn từ 3-4cm sau đó phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời từ 1 đến 3 ngày để lá khô. Sau khi phơi xong, bạn có thể để ở nơi khô thoáng để dùng dần cho những lần sau.

Địa chỉ bán lá dứa (lá nếp) tại Nhật Bản

Hiện nay, tại Nhật Bản bạn có thể tìm thấy sản phẩm nước cốt hoặc tinh dầu lá dứa ở một số siêu thị bán đồ Châu Á. Tuy nhiên, lá dứa tươi thì có khá ít nơi bán sản phẩm này và Sesofoods là một trong những đơn vị có cung cấp lá dứa tươi dành cho khách hàng nấu những món ăn cần đến nguyên liệu này.

Bạn có thể đặt hàng trực tiếp trên ứng dụng Sesofoods, mua trực tiếp tại cửa hàng hoặc tại website. 

Mua ngay sản phẩm: Lá dứa đông lạnh (Lá nếp thơm) 250g

_____

Sesofoods - App thực phẩm Việt hàng đầu tại Nhật

  • Đi chợ Việt chuẩn 5 sao cùng Sesofoods:
  • Hậu mãi tận tâm, đổi trả 100%*
  • Ship nhanh trong 24h*
  • Freeship đơn từ 5sen, mua sắm thả ga*

+ Đặt hàng online - Nhận ngàn ưu đãi: https://onelink.to/sesofoods

+ Mua tại cửa hàng: Sesofoods Store 川口店 Saitama-ken, Kawaguchi-shi, Asahi 6-12-8

+ Tel: 048-234-7000

+ Email: info@se-so.jp

+ Website: https://sesofoods.com