Cần làm gì khi động đất xảy ra?

Ở Nhật, động đất là điều không thể tránh nhưng bạn hoàn toàn có thể chủ động để không hoảng loạn. Từ rung lắc nhẹ đến các tình huống nghiêm trọng, việc nắm rõ cần làm gì khi động đất xảy ra là một yếu tố sống còn. 

Đặc biệt với cộng đồng người Việt tại Nhật, một chiếc túi khẩn cấp và những kiến thức ứng phó cơ bản sẽ là điểm tựa vững vàng trong thiên tai. Hãy để Sesofoods - Siêu thị thực phẩm Việt tại Nhật đồng hành cùng bạn, bắt đầu sự chuẩn bị ngay hôm nay!

Nhật Bản là một trong những khu vực có hoạt động địa chấn mạnh nhất thế giới

Tình hình động đất tại Nhật Bản: Thực trạng và nguy cơ

Sống tại Nhật Bản đồng nghĩa với việc bạn phải luôn sẵn sàng với những cơn rung chuyển có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu. Nhật Bản nằm trên giao điểm của bốn mảng kiến tạo lớn, khiến quốc gia này trở thành một trong những khu vực có hoạt động địa chấn mạnh nhất và tần suất động đất cao nhất thế giới.

Nhật Bản nằm trên giao điểm của bốn mảng kiến tạo lớn

Trung bình mỗi năm, Nhật Bản ghi nhận khoảng 47.000 trận động đất, bao gồm cả những cơn rung lắc nhỏ không cảm nhận được và những trận động đất lớn gây thiệt hại nghiêm trọng.

Riêng khu vực Tokyo, trong vòng 10 năm qua, đã xảy ra 2.871 trận động đất có độ lớn từ 4.0 trở lên, tương đương với trung bình 287 trận mỗi năm.

Các trận động đất đáng chú ý gần đây

  • Ngày 1/1/2024, một trận động đất mạnh 7.5 độ xảy ra tại bán đảo Noto, tỉnh Ishikawa, gây ra sóng thần cao tới 7.45 mét và làm 245 người thiệt mạng. Đây là trận động đất gây chết người nhiều nhất tại Nhật kể từ năm 2016. 
  • Tháng 8/2024, một trận động đất 7.1 độ xảy ra ngoài khơi bờ biển phía nam Nhật Bản, khiến Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) lần đầu tiên phát hành cảnh báo "siêu động đất" (megaquake). 

Không chỉ là những rung lắc đơn thuần, động đất tại Nhật đôi khi còn đi kèm sóng thần, cháy nổ, sập nhà, mất điện hoặc gián đoạn giao thông. Trong những tình huống như vậy, việc giữ bình tĩnh và có sự chuẩn bị từ trước chính là chìa khóa giúp bạn và người thân sống sót và an toàn.

Đặc biệt đối với người Việt đang học tập, làm việc hoặc sinh sống tại Nhật, đôi khi rào cản ngôn ngữ và sự thiếu kinh nghiệm có thể khiến bạn bối rối hoặc hoảng loạn khi thiên tai xảy ra.

Vì vậy, chủ động chuẩn bị một túi đồ khẩn cấp, tìm hiểu trước các bước cần làm khi động đất xảy ra sẽ giúp bạn xử lý tình huống nhanh hơn và an toàn hơn.

Chuẩn bị không phải là lo xa, mà là một hành động thiết thực để bảo vệ sự sống, sức khỏe và tinh thần trong những thời khắc quan trọng nhất. Đừng chờ tới khi sự việc xảy ra mới bắt đầu tìm hiểu, bởi lúc đó có thể đã quá muộn.

Cần chuẩn bị gì để phòng trước khi động đất xảy ra?

Khi động đất xảy ra, mọi thứ diễn ra chỉ trong vài giây, và lúc đó bạn sẽ không còn thời gian để chuẩn bị gì nữa. Vì vậy, việc chuẩn bị trước là cách duy nhất để tự bảo vệ mình và người thân.

Từ túi khẩn cấp đến không gian sống an toàn, mỗi bước chuẩn bị đều có thể cứu bạn trong những giờ phút nguy hiểm đầu tiên. Cùng Sesofoods bảo vệ bản thân trước ảnh hưởng của động đất nha!

Túi khẩn cấp là vật dụng không thể thiếu để bảo vệ bản thân trước động đất

6 vật dụng cần có trong túi khẩn cấp dùng khi động đất

Túi khẩn cấp dùng khi động đất (emergency bag) là túi được chuẩn bị sẵn chứa những vật dụng thiết yếu giúp bạn và người thân ổn định và sống sót trong 72 giờ đầu sau thiên tai như động đất, sóng thần, cháy nổ,...Trong túi thường bao gồm:

Giấy tờ & tài sản quan trọng

  • Hộ chiếu, thẻ cư trú, thẻ bảo hiểm, con dấu cá nhân
  • Bản sao giấy tờ tùy thân
  • Tiền mặt (ưu tiên đồng xu dùng cho điện thoại công cộng)
  • Thông tin tài khoản ngân hàng, số bảo hiểm viết tay

Trong tình huống khẩn cấp, giấy tờ và tiền mặt là thứ giúp bạn chứng minh danh tính, liên lạc, tiếp cận hỗ trợ và giải quyết các thủ tục cần thiết khi mọi thứ xung quanh bị gián đoạn.

Nước và thực phẩm khẩn cấp

Lưu ý: Cần đảm bảo đủ cho ít nhất 3 ngày x số người trong gia đình và nên mang theo nước ion hoặc bổ sung điện giải

Xem ngay: Thực phẩm khô đa dạng theo nhu cầu giao tận nhà

Đồ vệ sinh cá nhân

Khi động đất xảy ra, nguồn nước và nhà vệ sinh có thể bị gián đoạn, nên cần chuẩn bị đồ vệ sinh cá nhân để đảm bảo sạch sẽ và phòng bệnh.

  • Giấy vệ sinh, khăn ướt, gel rửa tay, khẩu trang
  • Đồ vệ sinh phụ nữ
  • Tã, khăn cho bé nếu có con nhỏ
  • Túi nilon hoặc túi đựng rác

Thuốc men và thiết bị y tế

Sau động đất, việc tiếp cận cơ sở y tế có thể bị hạn chế, nên cần chuẩn bị thuốc men và thiết bị y tế để xử lý kịp thời các tình huống khẩn cấp.

  • Thuốc cá nhân (bệnh mãn tính, tiêu hoá, dị ứng, giảm đau)
  • Bộ sơ cứu: băng gạc, thuốc sát trùng, kéo nhỏ
  • Ghi chú hướng dẫn sử dụng hoặc đơn thuốc

Thiết bị chiếu sáng và thông tin

Sau động đất, mất điện là tình huống dễ xảy ra, nên việc có sẵn thiết bị chiếu sáng và liên lạc sẽ giúp bạn không bị rơi vào cảnh bị động hay mất kết nối thông tin.

  • Đèn pin, đèn đội đầu, đèn lồng mini
  • Radio nghe AM/FM (ưu tiên loại có thể sạc bằng tay)
  • Pin dự phòng, sạc dự phòng điện thoại

Đồ dùng theo mùa và đặc biệt

  • Quần áo giữ ấm, miếng giữ nhiệt, áo mưa
  • Kem chống nắng, thuốc chống muỗi
  • Vật dụng cho trẻ nhỏ: địu, sữa, bình sữa
  • Đồ dùng cho thú cưng nếu mang theo

Tùy theo thời tiết và nhu cầu đặc biệt của từng gia đình, những vật dụng này giúp bạn thích nghi tốt hơn và đảm bảo sinh hoạt tạm thời không bị gián đoạn trong thời gian sơ tán.

Các số điện thoại khẩn cấp ở Nhật Bản

  1. Cứu thương, cứu hỏa, cấp cứu: 119: Gọi số này để được hỗ trợ y tế, cứu hỏa hoặc cứu nạn ngay lập tức.
  2. Cảnh sát: 110: Dùng để báo cáo các tình huống khẩn cấp liên quan đến an ninh, trộm cắp, hay tai nạn.
  3. Trung tâm thông tin động đất (JMA - Japan Meteorological Agency):
    Trang web và app cung cấp cảnh báo, dự báo về động đất, sóng thần:
    - Trang web: https://www.jma.go.jp/jma/indexe.html
    - App JMA (có tiếng Anh) giúp cập nhật sớm các cảnh báo động đất.
  4. Trung tâm hỗ trợ người nước ngoài:
    Nếu cần hỗ trợ tiếng Anh hoặc ngôn ngữ khác khi gặp khẩn cấp:
    - Japan Helpline: 0570-000-911 (24/7, hỗ trợ đa ngôn ngữ)
    - Tokyo Metropolitan Government Foreign Resident Support: 03-5320-7892
  5. Số điện thoại hỗ trợ khẩn cấp liên quan đến thiên tai:
    Các thành phố lớn thường có đường dây nóng riêng, ví dụ: 
    - Tokyo Disaster Prevention Hotline: 03-5320-5678

Sesofoods khuyên bạn nên lưu các số trên vào điện thoại và giữ bản cứng ở nơi dễ thấy trong nhà. Khi có động đất hoặc thiên tai, hãy gọi số phù hợp để nhận hỗ trợ nhanh nhất.

Đối với người Việt tại Nhật, đừng quên kết nối với cộng đồng người Việt tại địa phương, đồng thời học một số câu giao tiếp khẩn cấp tiếng Nhật cơ bản để phòng khi cần sự hỗ trợ nha!

Làm gì khi động đất xảy ra để đảm bảo an toàn?

Khi mặt đất bắt đầu rung chuyển, phản ứng nhanh và đúng cách có thể là yếu tố quyết định sự an toàn của bạn và người thân. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết Sesofoods muốn bạn nắm theo từng tình huống:

Cần làm gì khi động đất xảy ra để đảm bảo an toàn

Nếu đang ở trong nhà

Tìm nơi trú ẩn an toàn ngay lập tức: Núp dưới bàn chắc chắn, gầm giường hoặc góc tường, bất cứ chỗ nào có thể bảo vệ đầu và cổ khỏi vật rơi. Nếu không có bàn, hãy dùng gối, balo hoặc hai tay che đầu.

Tránh xa những khu vực nguy hiểm: Đứng cách xa cửa kính, tủ cao, gương, đèn treo trần hoặc các vật dễ đổ vỡ.

Tuyệt đối không chạy ra ngoài khi đang rung lắc: Việc lao ra ngoài lúc này rất nguy hiểm vì bạn có thể trượt ngã hoặc bị vật rơi trúng, đặc biệt ở các khu nhà cao tầng.

Nếu đang ở ngoài trời

Tránh xa các công trình cao tầng: Nhà cửa, cột điện, biển quảng cáo hay cây lớn đều có nguy cơ đổ sập hoặc gãy đổ.

Tìm đến khu vực trống trải: Như công viên, bãi đất trống hoặc sân trường – nơi ít vật có thể gây thương tích.

Nếu đang ở gần biển, hãy cảnh giác với nguy cơ sóng thần: Nhanh chóng di chuyển đến nơi cao hơn và theo dõi cảnh báo từ cơ quan chức năng.

Nếu đang lái xe

Từ từ giảm tốc và dừng xe ở nơi an toàn: Tấp xe vào lề đường, tránh xa cầu vượt, đường hầm, trạm xăng hoặc khu vực có vật liệu xây dựng.

Giữ nguyên trong xe và bật đèn cảnh báo: Đợi đến khi rung lắc dừng hẳn. Xe hơi là nơi tương đối an toàn nếu bạn không ở dưới công trình có thể sập.

Không cố gắng tiếp tục lái xe khi đường còn đang rung chuyển hoặc chưa rõ mức độ thiệt hại phía trước.

Những việc cần làm ngay sau khi động đất kết thúc

  • Kiểm tra bản thân và người thân có bị thương không
  • Sơ cứu đơn giản, băng bó nếu có thể
  • Tắt nguồn điện, gas, nước nếu nghi có rò rỉ
  • Mở radio/điện thoại để nghe thông báo từ chính phủ
  • Theo dõi thông tin chính thức về: dư chấn, sóng thần, lộ trình sơ tán
  • Di chuyển đến nơi trú ẩn nếu cần, mang theo túi khẩn cấp

Lưu ý: Nếu nhà không bị hư hỏng, có thể ở lại, nhưng vẫn nên chuẩn bị toilet di động, đèn chiếu sáng, đồ ăn, nước uống đủ dùng vài ngày.

Những việc cần làm ngay sau khi động đất kết thúc

3 nhóm vật dụng cần có nếu phải sơ tán tại nhà

Khi xảy ra động đất, ngoài việc nắm rõ cần làm gì khi động đất xảy ra, bạn còn cần chuẩn bị trước các vật dụng cần thiết để sơ tán hoặc ứng phó khẩn cấp tại nhà là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những đồ dùng bạn nên có sẵn để đảm bảo an toàn và thuận tiện trong trường hợp cần sơ tán nhanh:

Chăn, túi ngủ và thảm cách nhiệt

Giúp giữ ấm cơ thể khi phải ngủ ngoài trời hoặc trong xe, đặc biệt trong điều kiện thời tiết lạnh. Lưu ý nên chuẩn bị chăn nhôm hoặc chăn giữ nhiệt loại nhẹ, dễ gấp gọn và dễ mang theo.

Dụng cụ nấu ăn khẩn cấp

  • Bếp cassette hoặc bếp gas mini cùng bình gas nhỏ giúp bạn có thể nấu ăn nhanh, dễ dàng.
  • Chuẩn bị thêm đĩa giấy, đũa dùng một lần để tiện lợi và vệ sinh.
  • Túi hâm nóng thực phẩm cũng là vật dụng cần thiết để giữ thức ăn ấm nóng.
  • Nếu có thể, bạn nên cân nhắc thêm bếp năng lượng mặt trời, một lựa chọn an toàn và thân thiện với môi trường.

Nhà vệ sinh đơn giản

  • Chuẩn bị toilet di động, túi khử mùi và chất đông tụ để đảm bảo vệ sinh trong tình huống không có nhà vệ sinh thông thường.
  • Trong trường hợp không có toilet chuyên dụng, bạn có thể tự chế nhà vệ sinh tạm thời từ thùng carton hoặc ghế nhựa kèm túi đựng rác dày để giữ vệ sinh và khử mùi hiệu quả.

Lưu ý: Ngoài việc chuẩn bị vật dụng, những việc cần làm gì khi động đất xảy ra ở bài trên, bạn cũng cần biết cách bảo vệ bản thân, như giữ bình tĩnh và theo dõi thông tin từ các cơ quan chức năng để có hành động phù hợp.

Có thể bạn quan tâm: